Hướng Dẫn Du Lịch Mũi Né

 MuiNe Discovery Tour xin Giới thiệu đôi chút về du lịch mũi né



Mũi Né Cách trung tâm thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 14 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc trong dải biển Nam Trung Bộ. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão nên Mũi Né  là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Du lịch Mũi Né đặc biệt được du khách nước ngoài yêu thích, nhiều nhất là khách Nga và khách Trung Quốc. Dải bãi biển ở Mũi Né hiện giờ hầu hết nằm trong các khu resort, nhà hàng mà khách du lịch bình thường khó có thể tiếp cận, tuy nhiên Mũi Né cũng còn một vài bãi biển hoang sơ và đẹp mà du khách có thể tiếp cận và tham quan.Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết với tổng diện tích là 35,41 km², dân số năm 1999 là 24.275 người, mật độ dân số 686 người/km² và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.

Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) và Võ Nguyên Giáp (đường 706B) – được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.

Về nguồn gốc tên gọi Mũi Né hiện có những giải thích như sau

  • Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển; “Né” có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
  • Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột – tương truyền vùng đất này của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc um tùm. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né – lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né. Né là tên của công chúa Út – Mũi là mũi đất đưa ra biển.